Ý tưởng khởi nghiệp độc đáo tạo ra kim cương từ CO2 của một công ty ở Mỹ. Những viên ngọc quý giờ đây vừa giúp làm đẹp, lại giúp chúng ta chống lại biến đổi khí hậu.
Khi nghĩ đến kim cương, có một số hình ảnh xuất hiện trong tâm trí chúng ta; những người giàu có đeo chúng hoặc những người thợ mỏ làm việc khốn khổ để khai thác được những viên “kim cương máu”.
Điều đáng buồn là khai thác kim cương là một ngành công nghiệp gây lo ngại về vấn đề nhân quyền ngay cả với Quy trình Kimberly (Quy trình hợp tác quốc tế giữa nhiều quốc gia, tổ chức và ngành công nghiệp kim cương nhằm chứng nhận kim cương bán ra thị trường có nguồn gốc sạch, không xuất phát từ những vùng có xung đột và vấy máu người châu Phi).
Nhưng giờ đây, Aether Diamonds, một công ty khởi nghiệp được thành lập vào năm 2018, có trụ sở tại New York City (Mỹ) đã trở thành nhà sản xuất đầu tiên sử dụng carbon trong khí quyển để tạo ra kim cương bền vững.
“Chuẩn” kim cương?
Theo Aether, mỗi carat kim cương bán ra tương đương với 20 tấn CO2 được lấy từ khí quyển, sử dụng kết hợp các phương pháp thu giữ không khí trực tiếp (direct air capture – DAC) và các phương pháp loại bỏ carbon khác liên quan đến cô lập carbon lâu dài. Công suất khai thác CO2 cho một carat kim cương có thể bù đắp lượng khí thải carbon trung bình của người Mỹ trong 1,25 năm.
DAC là một quá trình thu giữ carbon dioxide (CO2) trực tiếp từ không khí và tạo ra một dòng CO2 tập trung để sử dụng trong sản xuất nhiên liệu trung tính carbon và gió.
Phương cách sản xuất này có thể giúp chống lại biến đổi khí hậu bằng cách loại bỏ carbon khỏi không khí và cũng giúp chính ngành công nghiệp nhờ ngăn chặn vi phạm nhân quyền trong khai thác kim cương.
Thu gom không khí trực tiếp đã là một phần trong sứ mệnh của Aether Diamonds ngay từ đầu. Hai nhà sáng lập Shearman và Wojno đã thành lập công ty sau khi tìm hiểu về tính năng thu không khí trực tiếp vào năm 2018. Họ miệt mài nghiên cứu để tìm ra cách chế tạo kim cương bằng carbon lấy từ không khí.
Năm ngoái, Aether Diamonds đã sản xuất hàng trăm carat kim cương và bắt đầu giao những viên kim cương đầu tiên cho khách hàng vào giữa năm 2021. Hiện tại, công ty có kế hoạch sản xuất hàng nghìn carat kim cương trong năm 2022.
Aether Diamonds hiện đã có thể bổ sung trạng thái B Corp đã được chứng nhận vào nhãn quyền của mình.
Để có được Chứng nhận B Corp, một công ty phải thể hiện hiệu quả hoạt động xã hội và môi trường cao, thực hiện cam kết pháp lý bằng cách thay đổi cấu trúc quản trị công ty để đảm bảo trách nhiệm giải trình và thể hiện tính minh bạch. Nhưng không dễ đạt được chứng chỉ này. Trong số hơn 100.000 công ty đã đăng ký xin chứng nhận trong thập kỷ qua, chỉ có khoảng 4.000 công ty đạt được.
Kim cương được tạo ra từ khí CO2 như thế nào?
Aether Diamonds bắt đầu quy trình sản xuất kim cương bằng cách mua carbon dioxide (CO2) từ cơ sở Climeworks, một công ty thu khí trực tiếp hàng đầu có trụ sở tại Thụy Sĩ rồi vận chuyển đến Mỹ.
Aether đưa khí CO2 đã mua vào một quy trình độc quyền, chuyển nó thành khí methane (mêtan, CH4) có độ tinh khiết cao. Khí methane sau đó được bơm trực tiếp vào các lò phản ứng kim cương, nơi sử dụng phương pháp lắng động hơi hoá học để tạo ra vật liệu kim cương thô trong vài tuần.
Quá trình lắng đọng hơi hóa học làm nóng khí đến nhiệt độ rất cao trong điều kiện gần chân không, tiêu thụ nhiều năng lượng. Nhưng khi công ty nhằm mục đích giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, quá trình lắng đọng hơi hóa chất và các công đoạn sản xuất khác của Aether chỉ sử dụng năng lượng từ các nguồn không có carbon như năng lượng mặt trời và hạt nhân.
Những viên kim cương thành phẩm được chuyển đến Surat, Ấn Độ, để cắt và đánh bóng, sau đó được gửi trở lại khu kim cương của Thành phố New York để bán ra thị trường.
Kim cương chế tạo từ CO2 trong không khí có giá tới 45.000 USD
Nhằm giảm phát thải CO2 ra không khí, các nhà khoa học đã chế tạo ra kim cương từ CO2 trong không khí.
Kim cương, vật liệu xây dựng và thậm chí cả quần áo thể thao, những sản phẩm này liên quan gì đến biến đổi khí hậu? Câu trả lời là tất cả chúng đều có thể được tạo ra bằng cách tái chế carbon dioxide (CO2), loại khí nhà kính tích tụ trong bầu khí quyển và làm Trái Đất nóng lên.
Aether Diamonds có trụ sở tại New York, Mỹ, đã tạo ra kim cương trong phòng thí nghiệm bằng cách tái chế CO2. Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Ryan Shearman cho biết, Aether Diamonds có mục tiêu loại bỏ 20 tấn CO2 từ khí quyển cho mỗi carat kim cương mà họ bán ra.
Quy trình của Aether Diamonds bao gồm 3 bước. Đầu tiên, họ hợp tác với một công ty Thụy Sĩ, cho phép sử dụng công nghệ thu nhận không khí trực tiếp để hút khí carbon dioxide. Khí CO2 sau đó được biến đổi thành hydrocacbon và cuối cùng, hydrocacbon được sử dụng để tạo ra kim cương thông qua quá trình lắng đọng hơi hóa học. Các sản phẩm trang sức của họ có giá từ khoảng 1.000 – 45.000 USD.
Trong khi đó, công ty Twelve có trụ sở tại California hoạt động trên việc giải cấu trúc carbon dioxide bằng cách sử dụng nước và điện tái tạo, với sự hỗ trợ của chất xúc tác dưới dạng dung dịch.
Họ cho rằng cách làm này những giúp giảm lượng khí thải nhà kính, ngăn chặn biến đổi khí hậu mà còn tạo ra được lượng lớn kim cương, vốn là một loại đá quý với nhiều ứng dụng thực tiễn đối với con người.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, thế giới cần thu giữ và lưu trữ 10 tỉ tấn CO2 mỗi năm vào năm 2050 để làm chậm biến đổi khí hậu.
Trước đây, Các nhà khoa học tại Đại học George Washington cũng phát triển phương pháp tạo ra kim cương từ CO2 trong không khí.
Các nhà khoa học cho rằng, cách biến đổi CO2 thành kim cương tương tự như quá trình điện phân. Nhưng thay vì nhúng 2 điện cực trong 1 bể nước để tách Oxy và Hydro, các nhà khoa học dùng 1 hỗn hợp nóng chảy của Liti Carbonate và Liti Oxide. Khi hỗn hợp này phản ứng, nó sẽ hút lấy CO2 trong không khí xung quanh và tách Carbon ra thành dạng rắn tích tụ xung quanh điện cực.
Bằng cách thực hiện một số tinh chỉnh trong hệ thống này, các nhà nghiên cứu có thể tạo ra các sợi nano carbon với nhiều hình dạng và kích cỡ – một nền tảng để tạo ra vô vàn thứ khác.
Thêm vào đó, năng lượng Mặt Trời được sử dụng để cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống nên các nhà khoa học tin rằng quá trình này có thể giúp giảm lượng khí thải nhà kính nếu áp dụng trên quy mô lớn.
Thêm vào đó, năng lượng Mặt Trời được sử dụng để cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống nên các nhà khoa học tin rằng quá trình này có thể giúp giảm lượng khí thải nhà kính nếu áp dụng trên quy mô lớn.
Chúng ta đã biết CO2 phát thải ra môi trường chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến đổi khí hậu và hiện tại, lượng CO2 đã sắp đạt tới mức 300 ppm – giới hạn an toàn do các nhà khoa học tại Liên minh châu Âu đề xuất.
Do đó, hệ thống nói trên chính là một trong những biện pháp thông minh, vừa giúp giảm CO2 trong không khí, vừa chuyển hóa nó thành một loại vật liệu có ích đối với con người.
Và nếu điều đó trở thành hiện thực thì nó sẽ cùng với năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời, nhiên liệu sạch,… giúp hành tinh chúng ta được trở về màu xanh khi xưa.
Thị trường kim cương toàn cầu sắp có biến lớn, thứ hàng xa xỉ này đứng trước khả năng tăng giá mạnh
Nhóm G7 đang thảo luận về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt với xuất khẩu kim cương của Nga, động thái có khả năng làm tăng giá thứ trang sức lấp lánh này.
Xuất khẩu kim cương của Nga phần lớn không bị trừng phạt kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2 năm ngoái. Bất chấp những lời kêu gọi từ Ukraine và một số nước châu Âu, kim cương Nga hiện vẫn chưa bị trừng phạt trong khi năng lượng, tài chính… của Moscow đều đã bị ảnh hưởng.
Năm 2021, Nga thu về khoảng 4,7 tỷ USD từ xuất khẩu kim cương. Điều này khiến Nga trở thành nước xuất khẩu kim cương lớn thứ 8 trên thế giới. Kim cương không được giao dịch phổ biến như dầu hoặc vàng nhưng chúng đại diện cho một thị trường rộng lớn hơn là đồ trang sức. Kim cương hiện diện trong nhiều ngành công nghiệp để khoan, nha khoa, máy tính hay nhiều ứng dụng khác.
Một số quốc gia, chẳng hạn như Bỉ, thường mua một lượng lớn kim cương Nga. Các nước này muốn một cách tiếp cận toàn cầu với hàng hóa này của Nga trong khi nhiều nước khác cho rằng việc trừng phạt kim cương Nga sẽ chẳng mấy ảnh hưởng tới họ.
Edward Gardner, chuyên gia về hàng hóa của Capital Economics, nói rằng:
“Trừng phạt kim cương Nga đã được tranh luận trong một thời gian và có nguy cơ rõ ràng là Nga có thể chuyển hướng xuất khẩu của mình sang các nước không tham gia trừng phạt. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt cũng sẽ làm hạn chế tác việc đưa kim cương Nga ra thị trường giá vì thế sẽ tăng cao”.
Về phần mình, ngành công nghiệp kim cương châu Âu lo ngại nguồn cung từ Nga sẽ đổ sang các thị trường khác, chẳng hạn như Dubai và họ sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho món hàng hóa này trong khi vẫn không giảm được đáng kể doanh thu của Nga.
Hiện tại, phương Tây đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt nhằm vào dầu mỏ, than đá, ngân hàng, các cá nhân giàu có, truyền thông… của Nga.