Buzz Marketing là gì ? Làm sao để vận dụng Buzz Marketing hiệu quả trong các chiến dịch truyền thông ? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho tất cả mọi người tất tần tật về loại hình tiếp thị này nhé.
Buzz Marketing là gì?
Buzz Marketing hay còn được gọi là Marketing lan truyền, đây cũng là một dạng của Tiếp thị truyền miệng (Word Of Mouth Marketing).
Từ khái niệm trên thì ta có thể thấy những tin tức, câu nói, hình ảnh hay video ngắn dễ lan truyền, dễ tạo ra sự bàn tán, tranh cãi đều có thể trở thành Buzz. Thông thường Buzz sẽ dễ bắt đầu từ những câu chuyện có ý tưởng khác biệt, kỳ lạ hoặc những phát ngôn trái chiều so với chiều hướng dư luận.
Phân loại Buzz Marketing
Có rất nhiều chiến lược khác nhau để áp dụng khi triển khai Buzz Marketing. Tùy vào từng thời điểm mà chúng ta sử dụng mỗi loại Buzz khác nhau nhưng nhìn chung thì tất cả đều hướng tới mục đích tạo được làn sóng truyền thông rộng trên các kênh xã hội.
Chiến dịch gây sốc (Outrageous)
Chiến dịch gây sốc
Đây là hiệu ứng Buzz Marketing truyền thông dựa trên những hành động / lời nói gây sốc khiến người xem ấn tượng khó quên.
Ví dụ như nhiều KOL livetream bán hàng để thử xem độ bền của sản phẩm cho khách hàng, đã trực tiếp tác động vật lý lên sản phẩm ngay trên live trực tiếp. Đó là những hành động nhằm gây sốc trong khoảng thời gian ngắn, làm khách hàng ấn tượng về sản phẩm
Chiến dịch hài hước (Hilarious)
Một trong số các cách để giới thiệu sản phẩm khiến người xem không cảm thấy khô khan, nhàm chán đó chính là những video, hình ảnh mang tính hài hước.
Việc triển khai Buzz Marketking theo chiến lược sẽ dễ dàng tiếp cận được với khách hàng, để lại ấn tượng vui vẻ về sản phẩm cũng khiến tỷ lệ mua hàng tăng cao.
Chiến dịch ấn tượng (Remarkable)
Chiến lược truyền thông này được chú trọng nhiều hơn trong từng chi tiết nhằm mục đích đảm bảo được chất lượng tạo ra tốt hơn so với sản phẩm Marketing của đối thủ.
Chiến dịch gây tranh cãi (Controversial)
Hiện nay, xu hướng tạo ra những chủ đề để bàn luận, đưa ra nhiều hướng ý kiến khác nhau tạo nhiều tranh cãi đang là chiến lược được nhiều nhãn hàng áp dụng.
Việc vận dụng tốt chiến dịch tiếp thị đặc biệt này sẽ đem lại hiệu ứng truyền thông đáng mơ ước cho các nhãn hàng mà không phải bỏ ra quá nhiều chi phí Marketing khác.
Chiến dịch độc đáo (Uniqueness)
Buzz Marketing ở loại này thường được tạo ra bằng sự kết hợp trong các series phim ngắn hay các MV ca nhạc. Người xem thường ấn tượng bởi tính hấp dẫn của nội dung và sự viral của âm nhạc, kết hợp với sứ ảnh hưởng của người nổi tiếng.
Chiến dịch độc đáo
Một trong số các thương hiệu đã làm rất tốt có thể nhắc đó là Bitis Hunter trong việc đầu tư vào ca khúc “Đi để trở về” của Soobin Hoàng Sơn. Đây có thể xem là một bước ngoặt quay đầu đầy ngoạn ngục của thương hiệu, đem về với hơn 170 triệu “brand mention”, đạt 300% mục tiêu doanh số bán hàng chỉ trong 7 ngày đăng tải.
TIP để tạo ra Buzz Marketing truyền thông hiệu quả
Tập trung vào yếu tố con người
Để tạo ra chiến lược Buzz Marketing hiệu quả thì cần tập trung nhiều vào con người hơn là chú ý đến quảng cáo và giới thiệu sản phẩm. Cần phải nghiên cứu và phân tích sâu hơn về nhu cầu, sở thích, hành vi, thị hiếu …của tập khách hàng mục tiêu. Nếu như một câu chuyện hay, một tin tức nóng có nhắc đến sản phẩm sẽ khiến khách hàng nhầm tưởng là quảng cáo.
Sử dụng Influencer
Influencer được hiểu là người có sức ảnh hưởng đối với xã hội. Họ là những người có tác động đến hành vi và quyết định mua của khách hàng. Tùy vào đặc trưng mỗi sản phẩm và khách hàng mục tiêu mà nhãn hàng có thể lựa chọn một Influencer khác nhau sao cho phù hợp.
Tận dụng từ sức ảnh hưởng
Thực tế đã cho thấy khách hàng dễ dàng tin tưởng người có tầm ảnh hưởng hơn so với quảng cáo. Vậy nên cần phải thận trọng hơn khi lựa chọn Influencer, vì đó không chỉ là quảng cáo mà còn là ảnh hưởng đến thương hiệu về sau này của doanh nghiệp.
Áp dụng nguyên tắc khan hiếm
Nguyên tắc khan hiếm là tạo ra được sự chênh lệch giữa cung và cầu của một sản phẩm nào đó trên thị trường. Nguyên tắc này đang được sử dụng nhiều đặc biệt đối với các mặt hàng có chương trình khuyến mãi, flash sale trên các sàn thương mại điện tử.
Việc lựa chọn đúng thời điểm để áp dụng nguyên tắc khan hiếm cũng rất quan trọng, lựa chọn đúng thời điểm sẽ đem về lượt mua khủng cho nhãn hàng.
Sử dụng tâm lý đám đông
Mạng xã hội đang là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp để thực hiện các chiến dịch Marketing. Có thể nói, đây chính là nơi giúp doanh nghiệp lan tỏa các thông điệp dễ dàng hơn. Tại nơi này, khách hàng có thể thoải mãi chia sẻ, bình luận, thả icon theo đúng ý thích của mình.
Như vậy nhãn hàng cũng có thể dễ dàng phân tích tâm lý người dùng hơn, nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Và cũng vì đó mà khi triển khai Buzz Marketing thì doanh nghiệp cần phải tạo ra được nội dung thân thiện hơn với người dùng xã hội, chú ý từ hình ảnh, nhân vật, nội dung hay hashtag…để có thể tạo được hiệu ứng Buzz tốt hơn.
Sử dụng “Tin đồn” có định hướng rõ ràng
Tạo “tin dồn” cho thương hiệu chính là đang kích thích sự tò mò của khách hàng đối với thương hiệu đó, sản phẩm đó. Bản chất của con người là càng tò mò sẽ càng muốn tìm hiểu, càng muốn biết kết quả, càng chờ đợi mong ngóng về các tin tức mới nhất của thương hiệu.
Tuy nhiên các tin đồn cần được đưa ta có kế hoạch, định hướng và kiểm soát được. Chỉ khi doanh nghiệp định hướng được dư kuận thì mới lan truyền đúng hướng marketing ngầm.
Case study cụ thể về Buzz Marketing thành công điển hình
Năm 2016 được xem là một năm thành công vang dội của Điện Máy Xanh với đoạn quảng cáo Viral mọi nền tảng. Ra mắt vào đầu tháng 11, với giai điệu bắt tai, hình ảnh vui nhộn độc đáo khiến người xem ấn tượng mạnh và nhớ về thương hiệu.
Buzz marketing của Điện máy xanh
Chiến dịch Buzz Marketing này đã thành công thu hút hơn 400 nghìn bài viết và thảo luận; 3,4 triệu lượt tương tác với hơn 300 nghìn người tham gia chia sẻ và thảo luận về TVC trên Social Media.
Mặc dù TVC nhận được nhiều phản hồi tiêu cực, chỉ trích nhưng nếu xét đến mục tiêu ban đầu của Buzz Marketing thì chiến dịch đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ, tăng độ nhận diện thương hiệu, thậm chí còn được dân cư mạng chủ động lan truyền với tốc độ chóng mặt.
Về hình thức, nội dung gây bất ngờ, ám ảnh, tranh cãi
Hình ảnh các nhân vật người nộm nhảy múa trên nền nhạc khác lạ so với thị trường hiện tại đã gây một làn sóng tranh cãi lớn từ người tiêu dùng, có khá nhiều người tỏ ra khó chịu, bức xúc vì sự kì lạ của đoạn quảng cáo.
Tuy nhiên, càng nhiều bình luận, tranh cãi về đoạn quảng cáo thì lại càng nhiều người tò mò tìm xem và chú ý hơn đến thương hiệu. Chiến dịch Buzz Marketing đã gây được sự chú ý và tăng mức độ nhận biết về sản phẩm thương hiệu. Ở một mặt khác, giai điệu và hình ảnh của đoạn quảng cáo có thể khiến người tiêu dùng cảm thấy khó chịu và ám ảnh trong tâm trí về lâu dài.
Thông điệp rõ ràng, dễ nhớ, được lặp đi lặp lại với tần suất cao
Thông điệp được nhiều chuyên gia đánh giá là ngắn gọn, rõ ràng, dễ ghi nhớ và được lặp đi lặp lại với giai điệu dễ nghe nên giúp cho việc truyền thông điệp được thực hiện một cách trọn vẹn.
Theo thảo luận tổng hợp từ Buzzmetrics thì các thông điệp như ” Bạn muốn mua tivi – đến Điện Máy Xanh” hay là ” Bạn muốn mua tủ lạnh – đến Điện Máy Xanh” được nhiều người tự động nhắc đến trong các thảo luận trên kênh social. Và giai đoạn này cũng được nhiều bạn nhỏ thuộc và hát theo mỗi khi nhắc đến Điện Máy Xanh.
Kết luận
Hiện nay khi các trang mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ nhanh chóng, trở thành mảnh đất màu mỡ cho các chiến dịch Marketing. Việc hiểu rõ được Buzz Marketing là gì, phân loại và cách để tạo chiến dịch hiệu quả cũng như những gì mà nó có thể mang lại cho việc phát triển thương hiệu được xem như là kim chỉ nam để thức đẩy việc tăng nhận diện thương hiệu với người tiêu dùng.