“Một nghề thì sống, đống nghề thì chết” là câu thành ngữ quen thuộc, thường được sử dụng để khuyên nhủ mọi người tập trung vào một lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên trong một buổi chia sẻ, ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên đã có những phân tích rất thú vị, phù hợp với thời cuộc hiện nay.
Theo đó, khi được khán giả đặt câu hỏi liệu: “Quan điểm của anh về câu ‘Một nghề thì sống, đống nghề thì chết’ và cách anh áp dụng trong việc tuyển nhân sự tại công ty”, “vua” cà phê đã có câu trả lời đầy thuyết phục.
Thay vì phân tán năng lượng và tâm trí vào nhiều việc khác nhau, câu thành ngữ khẳng định rằng việc chăm chỉ và cam kết tập trung vào một công việc sẽ đem lại kết quả tốt hơn.
Trong mỗi người có các phẩm chất khác nhau
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ: “Ở đây có sự nhầm lẫn, đó là những phẩm chất trong một người khác khái niệm ‘nghề’. Chẳng hạn tinh thần chiến binh, sáng tạo hiểu biết chính trị,… đều phục vụ cho tinh thần kinh doanh. Đây là điều giúp đất nước phát triển. Nhà chính trị cũng phải có tinh thần kinh doanh, những nhà hoạt động văn hoá cũng phải có tinh thần kinh doanh.
Trên con đường đi đến tương lai, vượt khó vượt khổ thì điều căn bản lớn nhất là mỗi chúng ta phải biết mình đam mê gì, giỏi nhất điều gì để không nản, để không bị ngoại vi chi phối. Chúng ta đang bị kẹt trong những vấn đề căn bản”.
Theo chia sẻ của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, chúng ta có thể hiểu rằng, nghề và công việc là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nghề thường nói đến một lĩnh vực nhất định nào đó, và nó chỉ là duy nhất thứ mỗi người theo đuổi.
Còn công việc sẽ gồm nhiều chuyên môn tạo thành (sáng tạo, quản lý, vận hành, nghệ thuật,…) để phục vụ cho nghề. Chính vì thế, người có kiến thức, kỹ năng phong phú trong nhiều lĩnh vực sẽ càng phát triển.
8 phương pháp để cải thiện kỹ năng, nâng cao trình độ
Để công việc được thuận lợi, chúng ta nên biết nhiều kiến thức, kỹ năng, chuyên môn khác. Dưới đây là những phương pháp hữu ích thiết thực giúp bạn nâng cao kỹ năng.
1. Học hỏi liên tục
Không ngừng học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới là cách tốt nhất để nâng cao kỹ năng chuyên môn trong nghề nghiệp. Bạn có thể cập nhật các xu hướng và công nghệ mới nhất trong lĩnh vực của mình bằng cách tham gia các khóa đào tạo, khóa học, hội thảo hoặc bạn có thể tự học.
2. Tìm một người cố vấn
Tìm một người cố vấn có kinh nghiệm sẽ giúp bạn có được sự hướng dẫn và lời khuyên giá trị. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về những kinh nghiệm và phương pháp hay nhất trong ngành cũng như cải thiện kỹ năng nghề nghiệp.
3. Lập kế hoạch
Việc có những mục tiêu và kế hoạch cụ thể cho sự nghiệp của bạn sẽ việc học tập và phát triển, đồng thời giúp bạn tập trung vào những kỹ năng thực sự cần.
4. Chú ý đến chi tiết
Chú ý đến chi tiết và thái độ xuất sắc có thể giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn, hiểu sâu sắc vấn đề và đưa ra các giải pháp sáng tạo.
5. Phát triển mạng lưới
Xây dựng các mối quan hệ và kết nối là chìa khóa để củng cố các kỹ năng chuyên môn. Hãy mở rộng mạng lưới của bạn, có nhiều cơ hội hơn bằng cách tham dự các sự kiện trong ngành, kết nối mạng trên mạng xã hội,…
6. Chấp nhận những lời chỉ trích
Chấp nhận những phản hồi phê bình, học hỏi từ đó và cải thiện cách làm việc có thể giúp bạn nâng cao tính chuyên nghiệp và trình độ kỹ năng.
7. Phát triển kỹ năng lãnh đạo
Bạn không chỉ cần có kỹ năng chuyên môn mà còn nên phát triển kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp để có thể điều hành đội nhóm tốt hơn và đạt được thành tích xuất sắc.
8. Cải thiện kỹ năng ngôn ngữ
Thông thạo một ngôn ngữ mới có thể nâng cao hơn nữa các kỹ năng nghề nghiệp. Cải thiện kỹ năng nói, viết và trình bày có thể giúp bạn giao tiếp và cộng tác tốt hơn, đồng thời đạt được nhiều cơ hội và kết quả.
9 đạo làm người của vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ: Chính mình là biển lớn, trăm sông mới tụ về…
Cùng ngẫm triết lý làm người chân chính của chủ tịch Trung Nguyên cà phê, ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Chính mình là cây ngô đồng, phượng hoàng mới đến đậu; chính mình là biển lớn, trăm sông mới tụ về…
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ là người sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên, Việt Nam. Ông là người được 2 tạp chí danh tiếng thế giới là National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là “Vua Cà phê Việt Nam”.
Trưởng thành từ kinh doanh cà phê, Đặng Lê Nguyên Vũ muốn nâng dần ý nghĩa của việc kinh doanh cà phê từ kinh doanh thuần túy đến đạo cà phê, đưa Việt Nam thành thánh địa cà phê toàn cầu.
Không chỉ nổi tiếng với mảng kinh doanh cà phê, những dự án dành cho giới khởi nghiệp, hay chuyện cá nhân lùm xùm liên quan tới vụ ly hôn tốn nhiều giấy mực của báo giới, ông Đặng Lê Nguyên Vũ còn là một người ham đọc sách với những triết lý thâm sâu, mang lại nhiều giá trị tinh thần cho người trẻ.
Với hashtag #sống-tỉnh-thức mang đầy triết lý thiền, ngay lập tức, trên mạng xã hội, những câu triết lý thâm sâu về đạo làm người của vua cà phê được các bạn trẻ khơi lại, và mang ra nghiền ngẫm.
Hãy cùng xem lại những câu nói kinh điển về đạo làm người của “vua cà phê” xứ Tây Nguyên từng một thời được dân mạng bàn luận sôi nổi là những gì?
1. Thường xét lỗi của mình, sẽ từ từ quên đi lỗi lầm của người khác. Vốn không có ai đúng ai sai, chỉ là lập trường bất đồng. Mỗi người cần tôn trọng lập trường của nhau.
2. Xin đừng mạo muội đánh giá người khác, bạn chỉ biết tên của họ, nghe người khác nói họ đã làm gì nhưng bạn không thể biết hết họ đã trải qua những gì.
3. Một người chân chính mạnh mẽ, sẽ không quá quan tâm đến chuyện làm vui lòng đẹp ý người khác, điều quan trọng nhất là bạn phản nâng cao nội lực của chính mình. Khi bạn đã rèn luyện tốt rồi, tự khắc sẽ có người đến gần gũi với bạn. Chính mình là cây ngô đồng, Phượng hoàng mới đến đậu. Chính mình là biển lớn, trăm sông mới hội tụ. Như hoa có hương, ong bướm sẽ tụ hội. Khi bạn đến được tầng bậc nhất định, bạn sẽ có được những mối quan hệ xã hội tương ứng, mà không phải là ngược lại.
4. Không ai có thể theo bạn cả 1 đời, cho nên bạn phải có năng lực vui sống ở nơi mình đang sống, vui với việc mình làm! Không ai giúp bạn cả 1 đời, cho nên bạn phải kiến lập 1 cái tôi tự lập mạnh mẽ.
5. Đời người vốn là 1 loại cảm thụ. Lúc người bạn yêu vứt bỏ bạn, dù bạn kêu trời trách đất cũng không ích gì. Lúc có người nói xấu bạn, dù có trăm miệng cũng khó biện bạch được. Chuyện đời vốn dĩ: lúc đắc ý – tâm thế như triều dâng, lúc thất chí – tâm tình như hoa rụng. Thế cho nên đừng quá quan trọng chính mình, khi bị khuất nhục, không còn cách gì, muốn rơi lệ… Tất cả những giấy phút đó, đều không thể thiếu trong đời người.
6. Đôi lúc, mình ngưỡng mộ, ham thích hạnh phúc của người khác. Bất chợt quay đầu nhìn lại, thấy cuộc sống của mình được người khác ngưỡng mộ. Kỳ thực, mỗi người đều đang hạnh phúc, chỉ là nó không nằm trong mắt bạn mà nằm trong mắt người khác, nên bạn không nhận ra.
Hạnh phúc ví như 1 quả núi, không đỉnh cũng không đầu. Bạn chỉ có thể học cách đi thật chậm, chiêm ngưỡng cảnh núi, thưởng thức ánh sắc cầu vồng, hóng gió mát vi vu, tâm trạng thư thả mới có thể cảm nhận được sự sung túc mà cuộc sống mang lại cũng như hạnh phúc mà bạn đang có.
7. Hạnh phúc không bỏ sót bất kỳ người nào, sớm muộn gì cũng có ngày nó tìm đến bạn.
8. Đời người là 1 quá trình vận động, phát triển liên tục. Bạn sẽ không bao giờ biết thời khắc kế tiếp sẽ phát sinh chuyện gì, cũng sẽ không rõ vì sao vận mệnh lại đối đãi với bạn như vậy. Chỉ sau khi bạn trải qua các loại biến cố trong đời sống, bạn mới rũ bỏ cách nhìn phù hoa ban đầu, thay vào đó là sự nhìn nhận thế giới bằng tâm thái khiêm tốn.
9. Ví như bạn quét lá, dù hôm nay bạn dùng hết sức, thì lá khô ngày mai vẫn bị gió thổi đến. Trên đời, có nhiều việc không thể mong gấp mong sớm được. Thay vào đó, bạn hãy sống trọn vẹn với giây phút hiện tại và không ngừng vươn lên.
Bạn nghĩ như thế nào và có đồng tình với quan điểm về đạo làm người của ông Đặng Lê Nguyên Vũ không, hãy chia sẻ với chúng tôi nhé!
Theo Doanh nghiệp và tiếp thị/Đời sống pháp luật