Marketing là hoạt động quan trọng đối với doanh nghiệp để đưa sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng. Trong đó Marketing quốc tế ngày càng được biết đến rộng rãi cũng như nhiều doanh nghiệp sử dụng. Vậy hoạt động này là gì, cách thức triển khai hiệu quả như thế nào?

Marketing quốc tế là gì? 

Marketing quốc tế được hiểu là hoạt động marketing của các doanh nghiệp tại nước ngoài. Hoạt động này mục đích đưa sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng quốc tế, đưa tên tuổi của doanh nghiệp đi xa hơn. 

Thực tế, hoạt động Marketing  quốc tế không hề xa lạ, được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Có hoạt động này thì người tiêu dùng quốc tế mới biết đến tên tuổi doanh nghiệp, sản phẩm và quyết định sử dụng hay không.

Giới thiệu Marketing quốc tế

Giới thiệu Marketing quốc tế 

Ví dụ như Apple – thương hiệu hàng đầu hiện nay, quá nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất và phân phối điện thoại, máy tính bảng, laptop… Để có được thành công như ngày hôm nay, Apple đã phải sử dụng rất nhiều chiến lược marketing khác nhau và không thể thiếu marketing quốc tế. 

  • Apple xây dựng website cho phép người dùng trên toàn thế giới truy cập. 
  • Tập trung Marketing vào trải nghiệm người dùng, khẳng định chất lượng của sản phẩm.
  • Những câu chuyện được Apple kể đều hướng tới cảm xúc của người dùng, tạo ra các chiến dịch có độ viral khủng trên toàn thế giới.

Vai trò của marketing quốc tế đối với doanh nghiệp

Không phải ngẫu nhiên mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp quyết định đẩy mạnh hoạt động marketing quốc tế. Tất cả phải kể đến hàng loạt vai trò quan trọng dưới đây:

  • Mở rộng thị trường, tăng độ nhận diện

Thị trường trong nước không còn đủ đáp ứng được cung của doanh nghiệp cũng như sự cạnh tranh trong nước ngày càng lớn hơn. Các doanh nghiệp cần tìm kiếm thị trường mới và quốc tế là giải pháp hiệu quả nhất. Marketing quốc tế giúp mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng thế giới  và tăng độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.

  • Tiếp cận khách hàng quốc tế, gia tăng doanh số

Lượng khách hàng quốc tế mới giúp gia tăng doanh số bán sản phẩm, dịch vụ. Qua đó giúp doanh nghiệp giải quyết được bài toán khó về đầu ra đồng thời tăng doanh thu bền vững.

  • Tận dụng hiệu quả sản xuất thặng dư 

Xuất khẩu mang về lượng tiền tệ lớn và đa dạng, đây là yếu tố góp phần bảo vệ kinh tế nước nhà, chống lại suy thoái.

  • Gia tăng lợi thế cạnh tranh

Độ nổi tiếng quốc tế càng lớn biểu hiện cho hoạt động marketing hiệu quả. Điều này giúp doanh nghiệp gia tăng được lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế khác hay chính thương hiệu nội địa tại quốc gia nhập khẩu.

  • Thu hút nhân tài từ nước ngoài

Khi hoạt động tại quốc tế ổn định, doanh nghiệp có thể thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc. Nguồn nhân lực này sẽ mang đến “làn gió mới” cho doanh nghiệp, đa dạng hóa, phát triển công nghệ và văn hóa của công ty.

  • Xây dựng quan hệ hợp tác, cộng tác với nước ngoài 

Nhờ vào hoạt động marketing quốc tế, doanh nghiệp sẽ dễ dàng toàn cầu hóa doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài. 

Marketing quốc tế là cách đơn giản để xây dựng mối quan hệ với doanh nghiệp nước ngoài

Marketing quốc tế giúp xây dựng mối quan hệ với doanh nghiệp nước ngoài 

Những thách thức đối với marketing quốc tế hiện nay 

Marketing quốc tế mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tuy nhiên hoạt động này cũng ẩn chứa những thách thức nhất định.

3.1. Văn hóa khác biệt giữa các quốc gia

Sự khác biệt giữa văn hóa, thói quen tiêu dùng, sở thích khách hàng là điều không thể tránh. Thậm chí, sự khác biệt này có thể “đánh bại” các thương hiệu đã có nhiều năm hoạt động. Cũng như không phải doanh nghiệp đã thành công ở quốc gia này vẫn tiếp tục thành công ở quốc gia khác. 

Do đó, trước khi xâm nhập vào bất kỳ thị trường nào, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu thị trường, nghiên cứu khách hàng. Từ đó xác định mức độ phù hợp và quyết định có nên tiếp tục các chiến dịch quảng bá tại đây.

Sự khác biệt văn hóa là rào cản đối với marketing quốc tế

Sự khác biệt văn hóa là rào cản đối với marketing quốc tế 

3.2. Tình hình chính trị căng thẳng

Khi quyết định thâm nhập vào bất kỳ thị trường tại quốc gia nào, việc tìm hiểu tình hình chính trị giữa 2 nước là điều cần thiết. Nếu 2 nước có tình hình chính trị căng thẳng thì không nên tham gia. Bởi chính sách để doanh nghiệp hoạt động không tốt, có thể phải chịu mức thuế cao, quy trình kiểm tra nghiêm ngặt hay thậm chí là không được thông quan và phải quay đầu.

3.3. Hạn chế từ Chính phủ nước nhà

Ưu tiên doanh nghiệp nội địa, hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp quốc tế. Đây là chính sách được rất nhiều Chính phủ áp dụng và điều này là thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp khi triển khai marketing quốc tế.

3.4. Mức độ cạnh tranh cao 

So với thị trường trong nước, thị trường quốc tế còn tồn tại sự canh tranh gay gắt hơn. Doanh nghiệp phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài như bản thân cũng như các doanh nghiệp nội địa.

Bởi vậy, hoạt động marketing cần phải có chiến lược đúng đắn, phải tăng được nhận diện thương hiệu. Khách hàng cần biết được về sản phẩm, kích thích được hành vi mua hàng cũng như tạo thói quen mua hàng.

3.5. Khó khăn khi quản lý khách hàng nước ngoài  

Một khó khăn khác mà rất nhiều doanh nghiệp gặp phải chính là quản lý khách hàng nước ngoài. Không chỉ khác biệt về ngôn ngữ, thời gian hoạt động mà còn khó khăn khi quản lý thông tin, phân nhóm. 

Với sự ra đời của các phần mềm hỗ trợ khách hàng Fchat, việc quản lý khách hàng quốc tế đã được giải quyết. Fchat cho ra mắt tính năng quản lý danh sách khách hàng thông minh. Toàn bộ thông tin được tổng hợp và lưu trữ trên hệ thống đám mây, tự động tạo báo cáo theo biểu đồ. Không chỉ vậy, danh sách khách hàng sẽ được phân chia thành các nhóm nhỏ và có gắn tag. 

Nhà quản lý có thể dễ dàng theo dõi khách hàng thông qua công cụ tìm kiếm. Hoặc có thể lọc theo các biến như: Vị trí, độ tuổi… Điều này giúp việc đánh giá hiệu quả hoạt động marketing quốc tế thêm chặt chẽ và mang đến kết quả được tối ưu hơn nữa.

Quản lý khác hàng thông minh với Fchat

Quản lý khác hàng thông minh với Fchat 

Các chiến lược marketing quốc tế nổi tiếng của các thương hiệu lớn

Nếu doanh nghiệp đang trên con đường tìm kiếm phát triển trên thị trường quốc tế thì không nên bỏ qua bài học quý báu từ thành công của các thương hiệu sau.

4.1. Chiến lược marketing quốc tế Cocacola 

Cocacola là thương hiệu nước ngọt số 1 hiện nay, được yêu thích trên toàn thế giới. Sự thành công của Cocacola không thể thiếu được chiến dịch marketing quốc tế cực kỳ hiệu quả của thương hiệu này. Mô hình được lựa chọn là mô hình 4P: Product – Price – Place – Promotion. 

  • Product – Sản phẩm: 

Thương hiệu tập trung tạo ra sự đa dạng hóa về sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của mọi nhóm khách hàng. Thương hiệu đã thành công cho ra mắt gần 3.900 lựa chọn với hơn 500 nhãn hiệu. Không chỉ tạo sự khác biệt cho hương vị, đóng gói mà Cocacola còn mang đến lựa chọn với sản phẩm không đường, ít hoặc không calo.

  • Price – Giá: 

Thương hiệu giải khát tăng lên mỗi ngày, số lượng sản phẩm ra mắt được cập nhật liên tục. Thị trường của Coca Cola có dấu hiệu bị giảm và các chương trình khuyến mãi đã được áp dụng. Giá sản phẩm cũng được định hướng theo sự trung thành của người dùng.

  • Place – Địa điểm: 

Hệ thống phân phối được đẩy mạnh trên toàn thế giới, khách hàng có thể mua sản phẩm dễ dàng ở hầu hết cửa hàng. Đa dạng kênh phân phối được sử dụng: Đại lý, siêu thị, quán đồ ăn nhanh, rạp chiếu phim, nhà hàng…

  • Promotion – Quảng bá: 

Chắc chắn để thương hiệu có thể phủ sóng toàn cầu không thể thiếu được các hoạt động quảng bá. Một số phương thức quảng bá nổi bật của Cocacola như: Quảng cáo truyền thống, in báo, in tạp chí, các trang mạng xã hội…

Chiến lược Marketing quốc tế của Cocacola

Chiến lược marketing quốc tế của Cocacola

4.2. Chiến lược marketing quốc tế Nike 

Cũng tương tự Cocacola, Nike áp dụng chiến lược 4P trong hoạt động marketing quốc tế của mình.

  • Product: 

Nike tạo ra các dòng sản phẩm thể thao và thời trang với tính sáng tạo và chất lượng. Sản phẩm của Nike đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng: Chạy bộ, chơi bóng đá, bóng rổ, chơi tennis… Tất nhiên các sản phẩm này đều đảm bảo được yếu tố thời trang, mang tới vẻ ngoài thời thượng.

  • Price: 

Giá của mỗi sản phẩm đều có sự khác biệt và luôn được định giá trước khi đưa ra thị trường. Nike đưa ra nhiều mức giá khác nhau để đáp ứng được rất cả nhu cầu của mọi khách hàng từ giá rẻ, trung bình tới cao cấp.

  • Place: 

Các địa điểm phân phối của Nike là các cửa hàng chính hãng, cửa hàng độc quyền, điểm bán lẻ, đối tác phân phối. Các địa điểm này có mặt tại tất cả quốc gia trên thế giới, tại các thành phố lớn, trung tâm mua sắm sầm uất.

  • Promotion: 

Tất cả các phương tiện truyền thông đều được sử dụng: Mạng xã hội, sự kiện thể thao, báo chí, truyền hình để tạo ra các chiến dịch toàn cầu và mang đến tầm ảnh hưởng, hình ảnh nhất định. Không thể thiếu các chương trình giảm giá, tặng quà và phần thưởng cho khách hàng.

Chiến lược Marketing quốc tế của Nike

Chiến lược marketing quốc tế của Nike

4.3. Chiến lược marketing quốc tế Apple 

Như đã nói ở đầu bài viết, Apple đã triển khai hoạt động marketing quốc tế. Vẫn áp dụng mô hình marketing 4P quen thuộc, tuy nhiên Apple đã tạo ra sự khác biệt với các chiến lược sau:

  • Tạo ra sự khác biệt trong định vị sản phẩm: Mang đến sản phẩm chất lượng với giá thành cao, có thể nói chất lượng đi cùng giá tiền. ĐIều này vẫn duy trì được mức lợi nhuận mà vẫn mang đến sự hài lòng cho người dùng.
  • Apple bán trải nghiệm chứ không phải sản phẩm. Đây là câu nói đã trở thành 1 phần của thương hiệu cũng như là kim chỉ nam trong hoạt động của hãng. Chú trọng vào cải thiện trải nghiệm của người dùng và điều này đã giúp các sản phẩm của Apple càng thêm nổi tiếng.
  • Để có thể mang đến trải nghiệm tốt nhất, Apple đưa ra các chương trình trải nghiệm miễn phí. Đây là nơi thu thập phản hồi, đánh giá của người dùng để hãng nâng cao chất lượng. Đồng thời cũng là nơi khách hàng trải nghiệm để đưa ra quyết định sở hữu sản phẩm.

Apple thành công với chiến lược Marketing quốc tế

Apple thành công với chiến lược marketing quốc tế 

4.4. Chiến lược marketing quốc tế Starbucks

Starbucks hiện là thương hiệu đồ uống hàng đầu thế giới, các sản phẩm được định giá với mức giá cao. Thay vì sử dụng chiến lược Marketing quốc tế 4P, Starbuck sử dụng chiến lược 7P. Mô hình được mở rộng hơn với các yếu tố: People, Process và Physical Evidence.

  • People: 

Starbuck sở hữu đội ngũ nhân viên lớn và điều đặc biệt tất cả đều được tham gia chương trình đào tạo, phát triển. Mục đích mang tới hình ảnh chuyên nghiệp, tác phong và thái độ phục vụ đồng đều tại tất cả cửa hàng.

  • Process: 

Quy trình dịch vụ được Starbuck xây dựng và áp dụng bài bản: Nhân viên chào hỏi khách – Khách hàng gọi đồ ăn và thanh toán – Đơn hàng được giao cùng lời tạm biệt.

  • Physical Evidence: 

Cơ sở vật chất được chú trọng không chỉ thiết kế cửa hàng mà còn bao gồm các mẫu ly, logo, khăn giấy và bầu không khí thoải mái.

Chiến lược Marketing quốc tế của thương hiệu Starbucks

Chiến lược marketing quốc tế của thương hiệu Starbucks 

4.5. Chiến lược marketing quốc tế Spotify 

Đánh bại hàng loạt đối thủ, Spotify trở thành ứng dụng nghe nhạc trực tuyến hàng đầu thế giới. Spotify áp dụng chiến lược marketing quốc tế 4P và sự khác biệt trong chiến dịch này phải kể đến:

  • Cá nhân hóa trải nghiệm cho người dùng:

 Đây là điểm nổi bật trong chiến dịch Marketing của Spotify, ứng dụng phân tích thói quen nghe nhạc của từng người và đưa ra các gợi ý, playlist, các bản nhạc phù hợp.

  • Chiến lược dùng thử: 

Người dùng sẽ được miễn phí dùng thử 1 tháng trước khi đăng ký gói Premium chính thức. Toàn bộ tính năng có 1 0 2 tại ứng dụng sẽ cho người dùng trải nghiệm hoàn hảo. Theo thống kê, tỷ lệ người dùng đăng ký sau thời gian dùng thử khá cao.

Spotify và chiến lược marketing quốc tế khác biệt

Spotify và chiến lược marketing quốc tế khác biệt 

Hướng dẫn thực hiện marketing quốc tế hiệu quả cho doanh nghiệp 

5.1. Nghiên cứu thị trường quốc tế mục tiêu 

Để bắt đầu chiến lược Marketing cho doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Doanh nghiệp cần tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu các thị trường. Sau đó tiến hành phân nhóm và lựa chọn tham gia thị trường được đánh giá tiềm năng, hứa hẹn mang tới sự phát triển trong tương lai.

5.2. Nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu  

Sau khi đã lựa chọn được thị trường, đánh giá được tiềm năng và mức độ khả thi, bước tiếp theo doanh nghiệp cần làm chính là nghiên cứu và phân tích khách hàng mục tiêu đối với doanh nghiệp và sản phẩm.

5.3. Lựa chọn hình thức marketing quốc tế 

Dựa vào đặc điểm của thị trường, đối tượng khách hàng, doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức xâm nhập và tiếp cận phù hợp. Đây cũng chính là hình thức marketing quốc tế được lựa chọn. Ví dụ: Sản phẩm chủ lực, giá cả, kênh phân phối, kênh truyền thông…

5.4. Xác định mức ngân sách cho hoạt động marketing quốc tế 

Doanh nghiệp cần cân nhắc về mức ngân sách cho hoạt động marketing trên thị trường quốc tế. Từ đó cân đối ngân sách cho từng hoạt động, từng kênh truyền thống. Điều này giúp kiểm soát chi phí tốt hơn, tránh tình trạng chi phí bị nâng lên quá cao.

5.5. Triển khai các chiến lược marketing quốc tế 

Cuối cùng, doanh nghiệp cần tiến hành triển khai chiến lược Marketing quốc tế sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các bước ở trên. 

5 bước triển khai marketing quốc tế đơn giản

5 bước triển khai marketing quốc tế đơn giản

Các yếu tố ảnh hưởng đến marketing quốc tế 

Trong quá trình triển khai chiến lược marketing, có thể kết quả sẽ không như mong đợi. Đây là điều có thể hiểu vì hoạt động marketing có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như:

6.1. Yếu tố bên ngoài 

  • Cơ cấu thị trường tại từng quốc gia: Cơ cấu ngành kinh tế, thương mại quốc tế của quốc gia đó. Yếu tố này có sự khác biệt giữa từng quốc gia mà doanh nghiệp đang hướng tới.
  • Không thể không kể yếu tố về công nghệ khi quyết định tới lực lượng sản xuất, sức mạnh của công ty xuyên quốc gia.
  • Quốc gia có chính trị ổn định, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế cho các công ty đa quốc gia. Thì hoạt động marketing quốc tế trở nên dễ dàng và đạt được hiệu quả tốt hơn.
  • Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động marketing quốc tế chính là các công ty đa quốc gia.

6.2. Yếu tố bên trong 

Không thể không kể đến ảnh hưởng của chính các yếu tố bên trong tới hiệu quả của hoạt động marketing quốc tế:

  • Mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp đối với phát triển trong tương lai hay chính hoạt động mở rộng ra quốc tế.
  • Nguồn lực của doanh nghiệp đáp ứng cho các hoạt động quốc tế, bao gồm cả nhân lực và tài lực. 

Marketing quốc tế hiệu quả với phần mềm chatbot tự động 

Hoạt động marketing quốc tế mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp. Để hoạt động này đạt được hiệu quả tốt hơn, phần mềm chatbot tự động là giải pháp được khuyên dùng hiện nay. Trong đó, Fchat là phần mềm được đánh giá cao hơn cả khi sở hữu hàng loạt tính năng sau đây:

  • Tính hợp CRM: Giúp kết nối hệ thống các page với phần mềm dễ dàng, đặc biệt là kết nối Hubspot, GetResponse, Ever Webinar… Từ đó tạo nên hệ thống quản lý khách hàng quốc tế đồng bộ.
  • Tạo ra kịch bản chăm sóc khách hàng tự động
  • Tạo landing page, mini game chuyên nghiệp để có thể tiếp cận với nhiều khách hàng quốc tế hơn cũng như tăng tỷ lệ chốt đơn.
  • Dữ liệu khách hàng được tổng hợp, lưu trữ và tiến hành phân loại thông minh.

Fchat tích hợp CRM giúp đồng bộ và quản lý khách hàng trong và ngoài nước

Fchat tích hợp CRM giúp đồng bộ và quản lý khách hàng trong và ngoài nước

Tóm lại, Marketing quốc tế là hoạt động không thể thiếu của các doanh nghiệp lớn hiện nay khi mở ra cơ hội phát triển, tiếp cận lượng khách hàng lớn hơn. Sử dụng Fchat là cách đơn giản giúp hoạt động này đạt được hiệu quả tốt hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *